Các
tiết mục văn nghệ đặc sắc sẽ được tổ chức tại sự kiện.
Được
thiên nhiên ban tặng nhiều danh thắng và di tích lịch sử, văn hóa truyền thống
nổi tiếng như: động Vân Trình, hồ Yên Quang, hồ Đồng Chương, nước khoáng nóng
Cúc Phương, văn hóa đồng bào Mường, các sản vật địa phương... là tiềm
năng, điều kiện thuận lợi để huyện Nho Quan phát triển du lịch.
Đặc
biệt, trên địa bàn huyện có Vườn Quốc gia Cúc Phương, một địa danh du lịch nổi
tiếng trong nước và thế giới, với khu bảo tồn động, thực vật quý hiếm và những
di tích văn hóa được xác định có từ sơ kỳ đồ đá mới...
Nho
Quan hiện có gần 30 nghìn đồng bào dân tộc Mường sinh sống. Bởi vậy, việc khai
thác các yếu tố văn hóa bản địa kết hợp cùng xu hướng du lịch sinh thái là chiến
lược được được cấp ủy đảng, chính quyền huyện Nho Quan đặt ra.
Các
loại hình nghệ thuật như hát giao duyên tiếng Mường ở xã Cúc Phương, cồng
chiêng ở xã Kỳ Phú, Phú Long… Các món ẩm thực truyền thống ốc núi, thịt hươu,
rượu men lá, cơm cháy…Các hình thức homestay theo dạng nhà sàn, kiốt du lịch để
câu cá ở các tuyến hồ... đã, đang được đồng bào khôi phục, đầu tư và đưa vào hoạt
động để phục vụ du khách.
"Sự
kiện Tuần lễ Cúc Phương đại ngàn và Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện
Nho Quan sắp diễn ra là hoạt động chào mừng kỷ niệm 200 năm Danh xưng Ninh
Bình, 30 năm tái lập tỉnh và 160 năm Danh xưng huyện Nho Quan (1862-2022), gắn
với việc huyện Nho Quan đạt chuẩn nông thôn mới, tạo không khí vui tươi, phấn
khởi trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện thi
đua lao động, sản xuất, học tập, công tác" - đồng chí Hoàng Khắc Tiệp, Chủ
tịch UBND huyện Nho Quan, Trưởng ban tổ chức cho hay.
Theo
chương trình, điểm nhấn của sự kiện là Lễ Khai mạc diễn ra vào lúc 20 giờ ngày
29/4, tại khu Hồ Mạc, Vườn Quốc gia Cúc Phương với màn trình diễn nghệ thuật đặc
sắc của nhiều nghệ sỹ, diễn viên không chuyên là đồng bào các dân tộc trong huyện.
Tham
gia Tuần lễ và Ngày hội có 7 xã dân tộc và miền núi tại địa phương, với các hoạt
động văn hóa, nghệ thuật, trò chơi dân gian được tổ chức xuyên suốt. Như các hoạt
động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian truyền thống;
hội trại gắn với trưng bày giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa truyền
thống của đồng bào dân tộc; các sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của địa
phương…
Nhiều
hoạt động văn hóa, thể thao sẽ được tổ chức tại Tuần lễ Cúc phương.
Để
sự kiện diễn ra tốt đẹp, các địa phương trong huyện đã và đang tích cực phối hợp
với các phòng, ban, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp triển khai các nhiệm vụ theo
kế hoạch đề ra.
Hiện,
các địa điểm, cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động Tuần lễ và Ngày hội theo
kế hoạch của Ban Tổ chức được chuẩn bị chu đáo, phối hợp với các cơ quan, đơn vị
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh vị trí để
đặt các gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm của địa
phương, doanh nghiệp (trên các tuyến đường ra, vào xã Cúc Phương).
Ông
Đỗ Hồng Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ (Vườn quốc
gia Cúc Phương), cho biết: Đây là dịp cao điểm, năm nào lượng khách cũng tăng đột
biến. Năm nay Cúc Phương lại là "chủ nhà", nơi diễn ra các nội dung
chính của Tuần lễ Cúc Phương đại ngàn và Ngày hội của huyện. Do vậy, Vườn đã
thành lập Ban Chỉ đạo riêng của Vườn để phối hợp với huyện Nho Quan trong công
tác chuẩn bị và tổ chức sự kiện.
Ban
Chỉ đạo Vườn đã lên kế hoạch, phương án đón, phục vụ khách tham quan. Theo đó,
phân luồng giao thông chi tiết, như hạn chế xe ô tô trên 29 chỗ ngồi vào Vườn
trong suốt thời gian diễn ra sự kiện. Trong trường hợp quá đông, có nguy cơ ùn ứ,
tắc nghẽn, Vườn sẽ cấm toàn bộ các phương tiện cơ giới vào Vườn, chỉ cho khách
đi bộ vào tham quan.
Đối
với các Tour tham quan sẽ chủ yếu phục vụ tối đa nhu cầu của khách tại khu vực
hồ Mạc và đặc biệt là khu cổng Vườn. Trong đó, tập trung tại các chương trình cứu
hộ, bảo tồn động vật hoang dã. Các tour tham quan trong rừng nguyên sinh, do lượng
khách quá đông và không đủ quân số phục vụ nên Vườn tạm dừng.
Vườn
khuyến nghị khách tham quan tự tham quan, khám phá trải nghiệm tại các khu vực,
tuyến rừng đơn giản, dễ đi như động Người Xưa, một số cây cổ thụ (Sấu, Chò, Chỉ...);
khám phá vườn thực vật...
Quan
điểm của Vườn là phục vụ tối đa nhu cầu của khách tham quan, đặt sự an toàn cho
khách và an toàn cho ngưỡng chịu đựng của hệ sinh thái lên hàng đầu. Vì vậy,
các dịch vụ du lịch sinh thái khác, như ăn, nghỉ, giải trí, giải khát, đồ lưu
niệm... sẽ được phục vụ trong khả năng có thể.
Nguồn : baoninhbinh.org.vn