UBND Xã Kỳ Phú
I. Đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội.
1. Đặc điểm địa lý
Xã
Kỳ Phú là xã vùng cao thuộc huyện miền núi Nho Quan, tỉnh Ninh Bình cách thị
trấn Nho Quan 20 km.
+
Phía Đông giáp xã Phú Lộc, huyện Nho Quan.
+
Phía Tây giáp huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá.
+
Phía Nam giáp xã Phú Long, huyện Nho Quan.
+
Phía Bắc giáp xã Văn Phú, huyện Nho Quan.
Dân
số hiện nay là 1692 hộ với 6021 khẩu, toàn xã chia thành 13 bản.
Trải
qua các thời kỳ lịch sử xã Kỳ Phú ngày nay đã được mang nhiều tên gọi khác nhau.
Xã
Kỳ Lão trước năm 1924 gồm 5 thôn: Ao Lươn, Mét, Sau, Cả, Ao, đền thờ Kỳ Lão đã
xây dựng ở Ao Lươn, Quèn Thờ( Sạng), đền thờ Kỳ Lão tại bản Săm, Âm Dương( Tân
Phú) đất đai kéo dài đến Hữu Viện( Phú Long)
Trước
tháng 8/1945 Thường Sung thuộc Tổng Tam Đồng, năm 1946 sát nhập về xã Minh Đức(
xã Văn Phương hiện nay).
Tháng
1 năm 1946 xã Kỳ Lão cùng xã Cúc Phương thành lập xã Phú Vinh.
Năm
1947 đổi tên thành xã Yên Lão.
Tháng
3 năm 1948 xã Phú Vinh được tách làm 2 xã: xã Cúc Phương cũ sát nhập với một số
thôn của xã Minh Đức; Các thôn Sau, Cả, Ao, Mét, Ao Lươn lại về tái lập xã Kỳ
Lão do ông Đinh Văn Lức làm Chủ tịch xã .
Tháng
4/1949 huyện Nho Quan từ 27 xã sát nhập thành 10 xã. Xã Văn Phú gồm xã Đồng
Văn, Kỳ Lão, thôn Văn Luận, Yên Phú.
Tháng
4 năm 1954 tách xã Văn Phú thành 3 xã: xã Văn Phú, Yên Phú và xã Kỳ Phú được thành
lập, gồm 10 thôn Cả, Ao, Sau, Thường Sung, Mét, Ao Lươn, Vóng, Sạng, Săm, Xanh.
Đến năm 1956 thành lập thôn Đồng Chạo. Địa danh xã Kỳ Phú có từ đây.
Đến năm 1978 chuyển nhân dân thôn Săm về Xanh
và một số hộ chuyển đi Bình Phú xã Phú Long để xây dựng Nông Trường Bộ Phùng
Thượng, lúc này xã Kỳ Phú còn 10 thôn.
Năm
2001 tiếp nhận khẩu của Nông Trường Phùng Thượng, đội 17 Nông Trường Đồng Giao,
Lâm Trường Quốc Doanh Ninh Bình gồm 320 hộ, 1050 khẩu để thành lập 3 bản mới: bản Săm, bản Phùng Thượng, bản Tân
Phú và 10 bản cũ là 13 bản, các thôn, trại được đổi thành bản từ đây.
2. Kinh tế xã hội
2.1.
Về trồng trọt
Tổng
diện tích gieo trồng đất nông nghiệp kể cả 2 vụ là 1.028 ha, trong đó diện tích
đất trồng lúa 328,88 ha,. Các loại cây
trồng chủ yếu của xã hiện nay là cây mía đường (471ha), sắn (70.5 ha), ngô 220
ha/vụ và một số cây khác.
Công
tác chăn nuôi- thú y: Đàn trâu là 977 con, đàn bò là 2.125 con, đàn dê là 1996
con, đàn hươu là 781 con, ong 1731 đàn, lợn 1.749 con, đàn ngan 903 con, đàn
chó 1952 con.
Thu
nhập bình quân đầu người năm 2017 là 19 triệu đồng/người/năm.
Thế mạnh địa phương là kết hợp chăn nuôi đại
gia súc, gia cầm và phát triển kinh tế đồi rừng, trên địa bàn xã diện tích rừng
khoanh nuôi bảo vệ là 1.127,21 ha, rừng sản xuất là 699,34 ha .
Trên địa bàn có các công ty đang hoạt động
kinh doanh: Công ty Cổ phần giống bò thịt sữa Yên Phú, Khu du lịch tắm ngâm Cúc
Phương, Công ty cổ phần nước khoáng Cúc Phương; Công Ty TNHH Hòa Nam; Sân golf
Tràng An, Doanh nghiệp Xuân Trường, Công ty Vạn Xuân.
Có
các đơn vị bộ đội đóng quân: Kho K192, K56, Đại đội 2-E299, Kho K820 C, Đại đội
thông tin.
-
Dịch vụ, du lịch, vận tải, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đang từng bước phát
triển, đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt tiêu dùng của nhân
dân. Toàn xã có 118 cơ sở kinh doanh, dịch vụ buôn bán nhỏ lẻ, 20 ô tô vận tải
hàng hóa, 152 máy cày bừa to, nhỏ, 07 máy xay sát, và 05
cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng.
-
Công tác giảm nghèo, an sinh xã hội được triển khai thực hiện tốt. Chính
quyền và các tổ chức đoàn thể tín chấp cho các hộ nghèo, cận nghèo
được vay vốn từ các nguồn vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội,
NH Nông nghiệp với tổng số trên 800 lượt người được vay vốn. Vốn cho vay của
các ngân hàng chính sách huyện 6 tháng đầu năm là 2.322.000.000đ và tạo điều
kiện cho các hộ tiếp cận vốn vay phát triển sản xuất kinh doanh.
2.2. Về văn hóa- xã hội
Phong
trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư có hiệu quả, đến năm 2017 có 11/13
thôn đạt danh hiệu làng văn hóa, tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa là 90%, giữ
gìn duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mường, các phong trào văn hóa
thể dục thể thao phát triển. Trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia năm 2008; trường
Tiểu học đạt chuẩn Quốc lần 2 năm 2013; trường THCS Kỳ Phú đạt chuẩn năm 2005;
trạm y tế đạt chuẩn bộ tiêu chí quốc gia về y tế năm …….; Năm 2017 xã đạt 9/19
tiêu chí nông thôn mới; chính sách an sinh xã hội được quan tâm, chỉ đạo kịp
thời, đúng đối tượng. Toàn xã có 73 người thuộc đối tượng chính sách người có
công.Công tác giảm nghèo tiếp tục được quan tâm, chú trọng và thực hiện có hiệu
quả, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều còn 164 hộ nghèo = 10.7%
giảm 2.1%, hộ cận nghèo giảm còn 189 hộ = 12.3% giảm 0.7% so với năm 2016.
II. Truyền thống lịch sử và con người xã Kỳ
Phú
Kỳ
Phú là xã nông nghiệp, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, là xã vùng
cao, có 80% đồng bào dân tộc Mường sinh sống, giao thông đi lại gặp nhiều khó
khăn, qua nhiều dốc. Trước kia dân cư đi lại bằng các đường mòn, điều kiện đi
lại khó khăn, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, đời sống vật chất,
tinh thần hoàn toàn cách biệt với khu vực ngoài đồng bằng.
Trước
cách mạng tháng 8 năm 1945, thực dân phong kiến không chú ý quan tâm đến việc
xây dựng, mở mang đường xá, việc đi lại của nhân dân chủ yếu là trèo đèo lội
suối, giao thông đi lại là những con đường mòn. Đời sống của người dân vô cùng
khổ cực, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là ngô- khoai - sắn, lại phụ thuộc hoàn
toàn vào thiên nhiên. Kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, điều kiện tự nhiên khí hậu
khắc nghiệt cộng với chính sách bóc lột về kinh tế, áp bức về tinh thần của
thực dân phong kiến đã làm cho đời sống của người dân Kỳ Phú vô cùng cơ cực,
túng thiếu. Hàng năm lương thực chỉ đủ ăn khoảng 1 đến 2 tháng, còn lại hoàn
toàn phải dựa vào rừng núi để kiếm sống. Đời sống văn hoá của nhân dân trước
cách mạng tháng Tám rất lạc hậu, 95% dân số mù chữ, tuổi thọ bình quân thấp từ
45- 50 tuổi, trẻ em sinh ra thường chết non. Chế độ thực dân không lo mở mang trường
học, trạm xá để chăm sóc sức khoẻ, học hành cho nhân dân, chúng khuyến khích
các hủ tục lạc hậu, các tệ nạn đồi truỵ như: Cờ bạc, rượu chè, khao vọng, mua
quan bán tước, ma chay, cưới xin, ăn uống linh đình, mê tín dị đoan đồng bóng
bói toán, hầu hết ở làng nào cũng có. Càng về những năm cuối của chế độ thực
dân phong kiến chúng càng ráo riết vơ vét, bóc lột, cướp bóc làm cho nhân dân
vô cùng căm phẫn.
Mặc dù dưới chế độ hà khắc của thực dân phong
kiến như vậy nhưng những nét văn hoá, bản sắc truyền thống lâu đời của người
Mường Kỳ Phú vẫn được nhân dân gìn giữ như Phường bùa (hát sắc bùa) hàng năm
vào ngày tết nguyên đán đầu xuân, nhân dân tổ chức thành từng đoàn (gọi là
Phường) dùng đủ các loại Cồng, Chiêng, đi đến từng nhà, không kể nhà giàu, nghèo,
quan lang hay dân thường để hát Sắc bùa cầu chúc cho gia đình năm mới gặp nhiều
may mắn. Thanh niên nam nữ gặp nhau thường tổ chức hát giao duyên (Bọ Mẹeng)
hình thức hát đối đáp bằng tiếng mường, các cụ già những ngày hội, ngày tết tổ
chức thi hát (Rằng Xường) là hình thức thi thố tài năng ứng xử, chắp nối, đối
đáp những câu chào, chúc, khen, chê làm sao hai bên đều ăn khớp, bắt nhịp với
nhau. Các trò chơi dân tộc hàng năm đều
được tổ chức từ xã đến các làng như tung còn, chơi đu, bắn nỏ, đi kà
kheo, rước kiệu luôn được người dân tham gia tích cực. Trang phục nam nữ, chăn
màn đều do người dân tự dệt, may theo kiểu dân tộc, các cô gái mường trong thời
kỳ này đại đa số biết trồng bông, dệt vải, dệt thổ cẩm, tự sắm sửa quần áo,
chăn màn, gối đệm cho bản thân và gia đình mình.
III.
Danh hiệu thi đua của đơn vị
- Năm
2016, 2017
+
UBND huyện tặng giấy khen nhân dân và cán bộ xã Kỳ Phú đã có thành tích xuất
sắc trong phong trào thi đua năm 2016, 2017.
Đinh Hoàng Minh