UBND Xã Phú Long
Phú
Long là một xã vùng cao của huyện miền núi Nho Quan, tỉnh Ninh Bình cách trung
tâm huyện 17 km và cách trung tâm tỉnh Ninh Bình 38 km;
Phía
Đông - giáp xã Quang Sơn ( Thị xã Tam Điệp)
Phía
tây - giáp với xã Kỳ Phú
Phía
Nam - giáp với Thạch thành - Thanh Hóa
Phía
Bắc - giáp xã Phú Lộc;
Cú
diện tícch tự nhiên là: 3.041,81 ha;
Dân
số là 1.833 hộ với tổng khẩu là 6.796khẩu.
Trong
đó: 2.185 khẩu dân tộc mường; Nhân dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, nghề
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tình hình đời sống kinh tế của nhân dân những
năm trước đây ở mức trung bình, song nhiều năm kiên trì thực hiện công cuộc đổi
mới của đảng, nhà nước thực hiện phong trào thi đua yêu nước Đảng bộ và nhân
dân xã Phú Long đoàn kết, chủ động sáng tạo khắc phục những khó khăn vươn lên
giành nhiều thắng lợi trên tất cả các lĩnh vực;
Kinh
tế tăng trưởng khá; cơ sở hạ tầng được đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; công
tác xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả; văn
hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo; an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội ổn định; quốc phòng được tăng cường; công tác cải cách hành
chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được tập trung chỉ đạo đạt kết
quả tốt; hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên.
Điều
kiện tự nhiên, lịch sử, truyền thống văn hóa, di tích, danh thắng của địa
phương
Địa
hình xã Phú Long có nhiều thung lũng, núi đá, vùng rừng núi rậm rạp, lại là nơi
tiếp giáp với khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu
Xã
Phú Long có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.034,84 ha, trong đó đất nông nghiệp
2.345,71 ha; mặt nước nuôi trồng thủy sản 274 ha. Toàn xã có 1.802 hộ và 6.526
khẩu, trong đó: có 2.291 người là người dân tộc Mường.
Do
đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, kinh tế của xã chủ yếu dựa vào sản xuất
nông nghiệp. Trong đó, sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày, như: cây dứa và mía
trắng cho năng xuất cao, hoạt động chăn nuôi gia súc cũng được chú trọng phát
triển đem lại hiệu quả kinh tế ổn định.Thu nhập bình quân đạt 19.931.000 đồng/người/năm.
Số hộ nghèo còn 468 hộ, chiếm tỷ lệ 22,8%. Số hộ cận nghèo 668 hộ, chiếm tỷ lệ
32,6%.
Lịch
Sử xã Phú Long
Trước
Cách mạng tháng 8 năm 1945, xã Phú Long thuộc tổng Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh
Ninh Bình.
Ngày
22/8/1945, có tên xã Lạc Thành (bao gồm xã Quảng Lạc và Phú Long ngày nay).
Tháng 4 năm 1949, thực hiện Chỉ thị của Tỉnh ủy về thống nhất chỉ đạo cơ sở, do
đó Ủy ban kháng chiến huyện Nho Quan đã sáp nhập 27 xã của huyện thành 10 xã lớn.
Theo đó, xã Lạc Thành sáp nhập vào xã Quỳnh Lưu. Đến năm 1954, trước yêu cầu của
tình hình mới, xã Quỳnh Lưu được chia tách thành 5 xã: Xã Phú Long, xã Quỳnh
Lưu, xã Sơn Lai, xã Quảng Lạc và xã Sơn Hà; Xã Phú Long có tên gọi ổn định cho
đến nay.
Tên
gọi ngày nay: Xã Phú Long, huyện Nho quan, tỉnh Ninh Bình.
Phát
triển kinh tế
1.
Sản xuất nông nghiệp
*.
Đ ưa các giống cây trồng chất lượng, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật
vào sản xuất;
*.
Cây lâm nghiệp: Phấn đấu đưa giá trị cây trồng trên đất vườn đồi và rừng trồng
đạt từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng/năm.
*.
Chăn nuôi: Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hương trang trại, gia trại, đảm
bảo vệ sinh môi trường. Chú trọng công tác thú y, phòng chống dịch bệnh cho đàn
gia súc, gia cầm, không để dịch bệnh sảy ra.
2.
Về Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ:
Ưu
tiên phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề phù hợp trên
địa bàn xã. Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ cho sản xuất,
phát triển kinh tế và phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân, để thực hiện mục
tiêu xây dựng nông thôn mới có hiệu quả.
3.
Xây dựng nông thôn mới:
Tập
trung chỉ đạo thực hiện hoàn thành công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất sau dồn điền, đổi thửa cho nhân dân theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2018 đạt
thêm 3 tiêu chí nâng tổng số lên 14 tiêu chí. Xây dựng kế hoạch đầu tư tổng thể
các công trình đăng ký kế hoạch của 10 thôn giai đoạn 2010-2020.
Với
những thành tích đạt được Đảng bộ và nhân dân xã Phú Long vinh dự được nhà nước
trao tặng danh hiệu Anh Hùng Lực Lượng vũ trang nhân dân năm 2001.
Đinh Hoàng Minh