UBND Xã Sơn Hà
1. Đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên
Sơn Hà là
xã miền núi huyện Nho quan, tỉnh Ninh Bình, cách trung tâm huyện 20 km về phía
Nam; phía Bắc giáp xã Quỳnh Lưu, xã Sơn Lai; phía Tây nam giáp xã Quảng Lạc;
phía Đông giáp xã Ninh Hải huyện Hoa Lư; phía Nam giáp xã Yên Sơn – TP Tam
Điệp. Địa hình không bằng phẳng thấp dần từ phía Tây Bắc sang phía Đông Nam, có
vùng đất cao, vùng đất chiêm trũng. Phần lớn diện tích trồng lúa ở Sơn Hà dưới
mặt đất 20cm là tầng đá sỏi. Khí hậu gió mùa ở đây rất rõ rệt (mùa hè nóng ẩm,
mùa đông khô hanh và lạnh). Lượng mưa trung bình cả năm 1700mm-1800mm, tập
trung nhiều trong các tháng 7, 8, 9. Số giờ nắng trong năm 1650 giờ - 1700 giờ,
thuận lợi cho nhiều loại cấy trồng phát triển.
Mảnh đất
Sơn Hà trước năm 1945 gồm xã Yên Bạc (có 4 thôn: Dụ, Sêu, Hà, Rau), xã Văn Bảng
(có 2 thôn: Xát, Đồng Quan) đều thuộc tổng Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh
Bình.
Đầu năm
1945 xã Văn Bảng (gồm thôn Xát trước gọi là Yên Bình, thường gọi là trại Xát và
thôn Đồng Quan) hợp nhất với các thôn Me, Lược, Mộc Hoàn (xã Phúc Lai) thành
lập xã Văn Phúc.
Năm 1946,
xã Văn Phúc giải thể. Các thôn Xát, Đồng Quan sáp nhập vào xã Yên Bạc thành xã
Yên Phúc.
Năm 1949,
các xã yên Phúc, Quảng Cư, Sơn Lai, Quỳnh Lưu, Lạc Thành hợp nhất thành lập xã Quỳnh Lưu (mới).
Đầu năm
1954, xã Quỳnh Lưu (hợp nhất) giải thể, thành lập lại 5 xã: Sơn Hà (Yên Phúc),
Quảng Lạc (Quảng Cư), Quỳnh Lưu, Sơn Lai, Phú Long (Lạc Thành). Năm 1966, thôn
Xát (xã Sơn Hà) sáp nhập vào xã Sơn Lai.
Thực hiện
chủ trương của tỉnh về việc xây dựng vùng kinh tế mới tại các xã miền núi, từ
năm 1960 đến năm 1965, các hộ dân thuộc các xã Gia Tiến, Gia Phong, Gia Lạc (
huyện Gia Viễn) đến xã Sơn Hà định cư hình thành xóm Phong Sơn, sau đó hợp nhất
với các thôn Rau, Sêu, Hà, thành lập thôn Đồng Tâm.
Năm 1966,
các hộ dân thuộc các xã Ninh Tiến, Ninh Phong, Ninh Khánh (huyện Gia Khánh nay
là huyện Hoa Lư), Gia Trung (huyện Gia Viễn) đến định cư tại xã Sơn Hà hình
thành thôn Quỳnh Phong.
Năm 2006,
đội 1 và Điền Trang thuộc nông trường quỳnh Sơn chuyển giao sáp nhập vào xã Sơn
Hà thành lập thôn Quỳnh Sơn. Theo Quyết định số 2475-QĐ/UB của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Ninh Bình, xã Sơn Hà gồm 10 thôn: Đồng Tâm 1, Đồng Tâm 2, Đồng Tâm 3, Đồng
Thanh, Trung Thanh, Đồng Quan, Quỳnh Phong 1, Quỳnh Phong 2, Quỳnh Phong 3,
Quỳnh Sơn.
Tổng diện
tích đất tự nhiên 1000,70 ha, gồm: đất phi nông nghiệp 201,44 ha (20,13%); đất
nông nghiệp 776,84 ha (77,63%); đất chưa sử dụng 22,40 ha (2,23%);
Đảng bộ xã có 267 đảng viên, với 15 chi bộ
trực thuộc, nhiều năm liên tục đạt danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh”,
hai năm liên tục đạt “Đảng bộ vững mạnh xuất sắc”. Nhân dân có truyền thống
đoàn kết, năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, luôn tin tưởng, chấp hành tốt
các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Xã Sơn Hà có 10 thôn;
có 1.435 hộ, 5.020 khẩu, trong đó: 84 khẩu dân tộc thiểu số (chiếm 1,67%); có
91 khẩu theo đạo thiên chúa, (chiếm 1,81%).
Du khách
thăm Khu du lịch sinh thái động Thiên Hà
Động Thiên
Hà là một danh thắng tự nhiên nằm trên núi Tướng phía Đông xã Sơn Hà,
huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Động Thiên Hà cùng với động Thiên
Thanh là hai di sản thiên nhiên trong Quần thể di sản Thế giới Tràng An. Cách
trung tâm huyện Nho Quan 21 km và cách Thành phố Ninh Bình 24 km.
2. Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống
áp bức bóc lột
Cuộc sống
đói nghèo khổ cực dưới sự thống trị hà khắc của đế quốc phong kiến tay sai kìm
hãm trói buộc những khả năng phát triển của người dân lao động, cũng như sự
phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, quan hệ trong làng xã diễn biến ngày càng
phức tạp, các mâu thuẫn nảy sinh ngày càng gay gắt, nhất là mâu thuẫn giữa
người dân lao động – chủ yếu là nông dân với đế quốc xâm lược và phong kiến tay
sai, trực tiếp là địa chủ cường hào trong làng xã.
Nhân dân
Sơn Hà vốn giàu lòng yêu quê hương đất nước, đoàn kết đấu tranh chống xâm lược,
chống thiên tai, chống lại chế độ thống trị hà khắc của đế quốc phong kiến tay
sai. Nhiều thanh niên sớm giác ngộ, tình nguyện gia nhập nghĩa quân tham gia
các cuộc khởi nghĩa do sỹ phu tổ chức lãnh đạo chống lại đế quốc Pháp xâm lược
trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Từ nhiều
đời nay, người dân Sơn Hà cần cù lao động, yêu thương đùm bọc giúp đỡ nhau
trong cuộc sống. Nhân dân Sơn Hà rất hiếu học; nhiều người kiên trì học hành
thi đỗ khoa bảng. Đông đảo thanh niên trong xã khi được ánh sáng cách mạng
chiếu dọi được giác ngộ tham gia hoạt động các mạng, đấu tranh giải phóng dân
tộc, xây dựng phát triển quê hương đất nước tiến lên.
Đó là những
truyền thống quý báu, là yếu tố quan trọng để nhân dân Sơn Hà sớm nhận thức con
đường đấu tranh cách mạng, giải phóng nhân dân lao động do Đảng Cộng sản Việt
Nam tổ chức và lãnh đạo.
Ngày nay
dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền, cán bộ và nhân dân xã Sơn Hà tích cực học tập
và công tác; thi đua lao động sản xuất, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị,
mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh. Năm
2016 xã được UBND tỉnh ra quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đến
nay phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh, từng bước nâng
cao các tiêu chí và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu./
3. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Trên cơ sở các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ xã lần thứ XXVII xã Sơn Hà luôn phát huy truyền thống cách mạng và
thành tích đã đạt được trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; nêu cao tinh thần đoàn kết thi đua lao động sản xuất, khắc phục những khó
khăn. Phấn đấu vươn lên, giành được những kết quả thắng lợi tương đối toàn
diện: Tổng giá trị sản xuất ngành nghề
phi nông nghiệp ước đạt 33 tỷ đồng/năm; chiếm 58% cơ cấu kinh tế của xã. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng trong công nghiệp, ngành nghề tiểu
thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại phát triển tương đối toàn diện, cơ cấu nông
nghiệp được duy trì ổn định tăng giá trị/ha canh tác, các nguồn lực huy động
cho đầu tư kết cấu hạ tầng được chú trọng, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng
cường; văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được chú trọng quan tâm
đời sống nhân dân ổn định từng bước được nâng lên. Tiếp tục duy trì và nâng cao
chất lượng 19 tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác quốc phòng được củng cố; hiệu
lực quản lý, điều hành và cải cách hành chính của chính quyền được nâng lên;
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được tập trung chỉ đạo đạt
kết quả tốt. Hệ thống chính trị được củng cố kiện toàn, năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của tổ chức Đảng, hiệu lực quản lý điều hành của chính quyền được
nâng lên; hoạt động của MTTQ và các đoàn thể được đổi mới đạt hiệu quả thiết
thực.
Phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư có hiệu quả, đến năm 2017 có 10/10 thôn đạt danh hiệu khu dân cư văn hóa, Tỷ
lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa là 87,8%. Có 01cơ quan và 03
trường học, 01 trạm y tế đều đạt chuẩn
cơ quan văn hóa. Trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2005; trường
THCS Sơn Hà đạt chuẩn 2008; trường mầm non dự kiến đạt chuẩn quốc gia năm học
2019 – 2020; năm 2016 trạm y tế xã đạt tiêu chí Quốc gia về y tế giai đoạn đến
năm 2020. Năm 2016 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới;
Công tác
giảm nghèo, an sinh xã hội được triển khai thực hiện tốt. Chính quyền và
các tổ chức đoàn thể tín chấp cho các hộ nghèo, cận nghèo được vay
vốn từ các nguồn vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội và ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn với tổng số trên 400 lượt người được
vay vốn. Đến nay tổng dư nợ ở các ngân hàng 13 tỷ đồng, cơ bản đáp ứng
được nhu cầu vay vốn cho các hộ nghèo, cận nghèo và nhân dân có vốn
phát triển kinh tế, ngoài ra còn tổ chức lớp tập huấn để hướng dẫn
cách sử dụng vốn vay có hiệu quả, đúng mục đích; tỷ lệ hộ nghèo năm
2017 = 2,73%.
4. Danh hiệu thi đua
Trong những
năm qua, xã Sơn Hà đã phát động nhiều đợt thi đua, động viên toàn đảng, toàn
dân trên địa bàn xã lập thành tích cao nhất chào mừng các sự kiện trọng đại của
đất nước. Đặc biệt phát động phong trào thi đua “toàn dân xây dựng nông thôn
mới”. Đảng bộ 6 năm liên tục đạt danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh”,
chính quyền vững mạnh.
Năm 2015,
UBND xã được Chủ tịch UBND Tỉnh Ninh Bình tặng Bằng khen về thành tích tập thể
xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2014.
Ngày
03/6/2016, nhân dân và cán bộ xã Sơn Hà được Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình tặng
bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức bầu cử Quốc hội khóa
XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021.
Ngày
19/12/2016, nhân dân và cán bộ xã Sơn Hà được Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình tặng
bằng khen công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới.
Đinh Hoàng Minh