UBND Xã Văn Phương


          

1. Đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội.

   Văn Phương là một xã miền núi nằm ở phía Tây nam của huyện Nho Quan, cách trung tâm huyện Nho Quan 5km, Phía Bắc Giáp xã Văn Phong và xã Yên Quang, phía Đông giáp xã Thượng Hoà, phía Tây giáp xã Cúc Phương và vườn Quốc gia Cúc Phương, phía Nam giáp xã Văn Phú. Có diện tích tự nhiên là 8,79 km2, địa hình không bằng phẳng, đồng ruộng bậc thang, có núi, đồi, đồng bằng và có nhiều hồ đập nhỏ, dân cư được phân bổ 07 thôn với 1.263 hộ, dân số 4.713 nhân khẩu, trong đó có 30% người dân tộc mường, có 02 thôn Bồng Lai và thôn Xuân viên thuộc thôn đặc biệt khó khăn theo chương trình 135. Xã Có các tuyến giao thông quan trọng như quốc lộ 12B và đường du lịch Cúc Phương chạy qua tạo điều kiện thuận tiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các ngành nghề, dịch vụ phi nông nghiệp. Đảng bộ xã có 176 đảng viên, với 12 chi bộ trực thuộc, nhiều năm liên tục đạt danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh”. Nhân dân trong xã có truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, luôn tin tưởng, ủng hộ, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước.

2. Lịch sử truyền thống của địa phương.

Xã Văn Phương được hình thành với nhiều tên gọi khác nhau. Thời Bắc thuộc, vùng đất Văn Phương ngày nay thuộc huyện Võ Công, quận Cửu Chân. Thời Trần, thuộc trấn Thiên Quan, năm Tự Đức thứ 15 thuộc phủ Thiên Quan. Cuối thế kỷ thứ XIX, các thôn nhất xã, nhất thôn gồm có xã Chi phương (nay là thôn Tiền Phương 1; thôn Tiền Phương 2) thuộc tổng Văn Luận; xã Bất Cô (Bồng lai) thuộc tổng Tam Đồng thôn Sọng, thôn Xuân Viên được sáp nhập thành xã Minh Đức.
        Đến tháng 4 năm 1949, thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về việc hợp nhất các xã nhỏ thành liên xã lớn, các xã Minh Đức, Cúc Phương, Yên Quang sáp nhập thành lập xã Quang Trung, thôn Rồng, thôn Sui chuyển từ xã Văn Phong về xã Văn Phú. Đến tháng 11 năm 1953, xã Quang Trung tách ra thành lập 3 xã: Cúc Phương, Yên Quang, Quang Trung, Ba thôn Rồng, Sui, Bến chia tách từ xã Văn Phú sáp nhập về xã Quang Trung. Đến năm 1964, tại kỳ họp lần thứ 5 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình (khóa III) diễn ra từ ngày 30/3 đến 2/4/1964 đã quyết nghị đổi tên 9 xã của huyện Nho Quan và 17 xã của huyện Kim Sơn, theo quyết nghị, xã Quang Trung huyện Nho Quan đổi tên thành xã Văn Phương. Theo Quyết định số 199-NV, ngày 22/7/1964 của Bộ Nội vụ về việc đổi tên một số xã trong tỉnh, xã Quang Trung được đổi tên thành xã Văn Phương. Năm 1978, thực hiện sự chỉ đạo của Huyện Uỷ, Ủy ban nhân dân huyện cắt toàn bộ diện tích của nhân dân thôn Sọng để thành lập Nông trường Phùng Thượng, nhân dân thôn Sọng phải chuyển ra sinh sống ở các thôn Tiền Phương 1, Tiền Phương 2, Xuân Viên và Bồng lai.

Xã Văn Phương ngày nay gồm có 7 thôn: Tiền Phương1; Tiền Phương 2; Xuân Viên; Bồng Lai; Bến; Sui và Rồng. Diện tích tự nhiên của xã có 879,5ha. Trong đó, đất nông nghiệp 445ha.

 3. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Trên cơ sở các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXIV, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế toàn diện theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng. Đẩy mạnh chăn nuôi, phát triển ngành nghề dịch vụ, nâng cao thu nhập. Tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nguồn đầu tư dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục phát huy những thuận lợi, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu thi đua lao động sản xuất, giành được những kết quả quan trọng như: “Kinh tế tiếp tục phát triển; cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường; công tác xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo; năng xuất lúa phấn đấu năm sau cao hơn năm trước; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ có bước phát triển; văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác quốc phòng được củng cố; hiệu lực quản lý, điều hành và cải cách hành chính của chính quyền được nâng lên; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được tập trung chỉ đạo đạt kết quả tốt”

4. Danh hiệu thi đua.

Xác định vai trò của công tác thi đua, khen thưởng là động lực, đòn bẩy thúc đẩy việc hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Ngay từ đầu năm xã đã tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc các phong trào thi đua; đồng thời phát động các phong trào thi đua chuyên đề phù hợp với điều kiện tình hình thực tiễn ở địa phương; các chỉ tiêu, mục tiêu thi đua đa dạng để các tầng lớp nhân dân trên địa bàn đều có thể tham gia hưởng ứng thực hiện. Trong đó trọng tâm là các phong trào: “Chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với việc triển khai sâu rộng cuộc vận động “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Thực hiện tốt công tác tổng kết các phong trào thi đua, kịp thời động viên khen thưởng những đơn vị, cá nhân, những tấm gương người tốt việc tốt đồng thời rút kinh nghiệm, khắc phục những tồn tại, khuyết điểm trong việc thực hiện các phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở. Việc thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng kịp thời đã động viên cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân trong xã phấn khởi thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội.

Năm 2017 nhân dân và cán bộ xã Văn Phương được UBND huyện tặng giấy khen có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện tích tụ ruộng đất, liên kết sản xuất nông nghiệp (Quyết định số 103/QĐ-CT ngày 12/01/2017)

Đinh Hoàng Minh

           

          

BẢN ĐỒ HUYỆN NHO QUAN
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1