UBND Xã Phú Sơn
I.
Đặc điểm địa lý
Phú Sơn là xã thuộc vùng bán sơn địa, vị trí
nằm ở phía bắc huyện Nho Quan, có địa hình đa dạng, phức tạp, thấp dần từ Bắc
xuống Nam thành hai vùng rõ rệt: Vùng thấp, trũng thường bị úng lụt chỉ sản
xuất được một vụ chiêm; vùng đất vàn và vàn cao có lợi thế trồng hai vụ lúa,
một vụ màu. Bao bọc phía Nam xã là con sông Lạng cung cấp nước cho cây trồng và
thực phẩm (cua, cá) cho nhân dân địa phương.
Xã Phú Sơn cách Huyện lỵ (Thị trấn Nho Quan)
3km về phía Bắc:
Phía Bắc giáp xã Thạch Bình;
Phía Nam và Đông nam giáp xã Lạc Vân;
Phía Tây nam giáp sông Lạng và xã Đồng Phong;
Phía Đông bắc giáp một phần xã Lạc Vân và xã
Gia Tường. Diện tích tự nhiên 734,69ha, trong đó đất canh tác 528,51ha chiếm
71,93% đất tự nhiên.
Trên địa bàn xã có Đan viện Châu Sơn được xây
dựng từ năm 1936 và một nhà thờ giáo xứ Phúc Châu; có 4 di tích lịch sử văn
hóa, phủ, miếu, đền thờ trong đó có 03 di tích đã được xếp hạng di tích lịch sử
văn hóa cấp tỉnh (Phủ Châu Sơn, Đền Châu Sơn, Đền Đìa La) các nhà trường 3 cấp
học Mầm non; Tiểu học, THCS đều được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Trên địa bàn
xã có một trục đường giao thông do cấp tỉnh quản lý; Có một doanh nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng, một mỏ đá ĐôLôMít và một đơn vị quân đội đứng trân trên
địa bàn xã.
Với tổng số hộ dân: 1.419 hộ = 5.035 nhân
khẩu; trong đó dân tộc kinh có 4.774, dân tộc khác 261 khẩu = 4,6%.Tôn giáo:
theo đạo thiên chúa 1.645khẩu = 32,7% ; toàn xã có 7 thôn xóm, nhân dân sống
chủ yếu làm nghề nông nghiệp và một số ngành nghề phụ như sản xuất vật liệu, xây
dựng.
Về lễ hội hàng năm vào tháng 11 âm lịch có tổ
chức việc làng, rước kiệu từ phủ Châu Sơn đến đền Bến Than rồi rước từ đền Bến
Than về đình Châu Sơn để tế lễ. Hội thường diễn ra 3 ngày: Ngày 11 Tế yến, ngày
12 chính tế, ngày 13 rước kiệu về Đền, Phủ.
Ảnh: Đền Châu Sơn đã được xếp hạng di tích
lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2015
Tu viện Châu Sơn cũng sở hữu nhiều ruộng đất
do mua lại của chủ đồn điền người Pháp (Cà rạp – Tây cao)
Ảnh: Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn được xây dựng
từ năm 1936, là một đan viện chuyên về chiêm niệm, được thiết kế theo phong
cách kiến trúc Gothic với vật liệu chính là gạch đỏ không tô trát, nên có một
vẻ đẹp khác biệt, ấm áp
Do đặc điểm địa lý nên một số khu vực dân cư
trong xã và đất canh tác ven sông Lạng, sông Đẹn hàng năm vào mùa lũ thường bị
ngập úng làm thiệt hại mùa màng, gây khó khăn cho đời sống nhân dân. Song yếu
tố đất đai rộng, tài nguyên phong phú, giao thông thuận tiện là điều kiện thuận
lợi để Phú Sơn phát triển kinh tế.
Từ xa xưa trên vùng đất Phú Sơn đã có con
người cư trú, khai khẩn đất đai, lập làng mạc làm ăn sinh sống và tồn tại đến
ngày nay. Gia phả họ Vũ cho biết vào giữa những năm Tự Đức (khoảng năm 1864
Dương lịch) và sau đó vào năm Tự Đức thứ 35 (tức năm 1881 Dương lịch) Sơn Phòng
chiêu mộ dân chúng khai hoang, thừa lệnh Sơn Phòng quan, dân khai hoang đã khai
khẩn đất đai lập thành xã Châu Sơn thuộc Tổng Tam Đồng, sau là Tổng Vô Hốt.
Trải qua các thời kỳ lịch sử xã Phú Sơn ngày
nay đã được mang nhiều tên gọi khác nhau.Trước Cách mạng Tháng 8/1945 xã Châu
Sơn (Phú Sơn ngày nay) thuộc Tổng Vô Hốt, huyện Yên Hóa, gồm 3 xóm: Xóm 1, 2,
3.
Đến tháng 3/1946 sáp nhập với xã Lạc Bình
(Thạch Bình hiện nay) thành xã Lạc Hồng.
Tháng 4-1949 xã Lạc Hồng sáp nhập với xã Đức
Long , xã Lạc Vân thành xã Lạc Long.
Tháng 12-1953 xã Lạc Long tách thành 3 xã: Đức
Long, xã Lạc Hồng (nay là xã Thạch Bình) và xã Lạc Long (nay là xã Phú Sơn -
Lạc Vân).
Tháng 12/1955 xã Lạc Long tiếp tục tách thành
2 xã: xã Lạc Long (Phú Sơn hiện nay) và xã Lạc Vân.
Năm 1965 xã Lạc Long được đổi tên thành xã Phú
Sơn.
Tên gọi ngày nay: Xã Phú Sơn, huyện Nho quan,
tỉnh Ninh Bình
Ngày 27/4/1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết
định số 125-CP về việc hợp nhất huyện Gia Viễn và huyện Nho Quan thành huyện
Hoàng Long, xã Phú Sơn thuộc Huyện Hoàng Long.
Ngày 09/4/1981, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết
định số 151/QĐ-HĐBT về điều chỉnh địa giới huyện Hoàng Long, tách 20 xã phía
Đông Bắc huyện Hoàng Long để tái lập huyện Gia Viễn và thành lập huyện Hoàng
Long mới, xã Phú Sơn thuộc huyện Hoàng Long.
Ngày 23/11/1993, Chính phủ ra Quyết định số
88-CP về việc đổi tên huyện Hoàng Long thành huyện Nho Quan (như trước đây), xã
Phú Sơn thuộc huyện Nho Quan.
II. Về
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Trên cơ sở các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ xã lần thứ XXVII, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát triển kinh
tế toàn diện theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản
xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất cây trồng. Đẩy mạnh chăn nuôi, phát triển
ngành nghề dịch vụ, nâng cao thu nhập. Tạo điều kiện thuận lợi thu hút các
nguồn đầu tư dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa xã
hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thực hiện có hiệu quả
chương trình xây dựng nông thôn mới.
Tiếp tục phát huy những thuận lợi, khắc phục
khó khăn, nỗ lực phấn đấu thi đua lao động sản xuất, giành được những kết quả
quan trọng như: “Kinh tế tiếp tục phát triển; cơ sở vật chất kỹ thuật được
tăng cường; công tác xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo; năng xuất
lúa phấn đấu năm sau cao hơn năm trước; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
thương mại, dịch vụ có bước phát triển; văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an
sinh xã hội được đảm bảo; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ
vững; công tác quốc phòng được củng cố; hiệu lực quản lý, điều hành và cải cách
hành chính của chính quyền được nâng lên; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
của công dân được tập trung chỉ đạo đạt kết quả tốt”.
Kinh tế đạt mức tăng trưởng khá; thu nhập bình
quân đầu người đạt 25 triệu đồng/người/năm 2017; ngành nghề, dịch vụ phát triển
khá; công tác xây dựng Nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch; văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ; công tác giảm
nghèo đạt kết quả; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững;
quốc phòng được tăng cường; đời sống nhân dân được ổn định và phát triển đi
lên, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ, công tác xây dựng chính quyền cơ sở
trong sạch.
*Danh
hiệu thi đua của đơn vị
Trong những năm qua, xã Phú Sơn đã phát động các
đợt thi đua, động viên toàn đảng, toàn dân trên địa bàn xã lập thành tích cao
nhất chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước. Đặc biệt phát động phong
trào thi đua “toàn dân xây dựng nông thôn mới”. Đảng bộ hàng năm liên tục đạt
danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh”, chính quyền vững mạnh.
+ Năm 2011 đến năm 2016 UBND xã đã được chủ
tịch UBND huyện tặng giấy khen cho nhân dân và cán bộ xã có thành tích xuất sắc
trong phong trào thi đua của huyện.
+ Năm 2017 được UBND tỉnh Ninh Bình tặng Bằng
khen cho nhân dân và cán bộ xã Phú Sơn có thành tích xuất sắc trong việc thực
hiện quyết định số 140- QĐ/TU ngày 01/3/2016 của Ban Thường vụ tỉnh ủy “về phân
công các cơ quan, đơnvị phụ trách và các doanh nghiệp kết nghĩa với các xã có
tính chất đặc thù” theo quyết định số 110 QĐ - UBND ngày 15/02/2017
Đinh Hoàng Minh