UBND Xã Văn Phú
1. Về vị trí địa lý, lịch sử hình thành:
Vị trí địa
lý hiện nay: Văn Phú là xã miền núi, cách trung tâm thị trấn Nho Quan 8 km về
phía Nam. Phía Bắc giáp xã Thượng Hòa và Văn Phương; phía Nam giáp xã Phú Lộc
và Kỳ Phú; Phía Tây giáp xã Kỳ Phú và Cúc Phương; phía Đông giáp xã Thanh Lạc.
Lịch sử hình
thành: Vùng đất Văn Phú ngày nay cách đây hàng nghìn năm đã có con người cư
trú, sinh sống. Thế kỷ thứ XIX vùng đất này thuộc tổng Văn Luận huyện Phụng
Hóa, phủ Thiên Quan. Thế kỷ thứ XX thuộc tổng Văn Luận, huyện Nho Quan, tỉnh
Ninh Bình. Trước năm 1945, vùng đất xã Văn Phú gồm các xã Văn Luận, Sào Lâm,
Sào Đồng thuộc tổng Văn Luận, huyện Nho Quan. Tháng 4 năm 1945 gồm các xã Văn
Luận ( các thôn Mí, Nếnh, Nang, Hói, Sui, Rồng, Bến); xã Sào Lâm ( các thôn Sào
Lâm, Trại Rào, Phượng Các); xã Sào Đồng ( các thôn Sào Đồng, Đồng Ân thuộc tổng
Tam Đồng; 2 thôn Lão Cầu, Vóng thuộc xã Yên Lão). Tháng 8 năm 1945, xã Văn Luận
đổi tên thành xã Tân Thành, 2 thôn Vóng, lão Cầu thuộc xã Yên Phú. Đầu năm 1946
các xã Tân Thành, Sào Lâm, Sào Đồng hợp nhất thành 01 xã tên gọi Đồng Văn.
Tháng 4/1949 xã Đồng Văn, Yên Phú, Kỳ Lão hợp nhất thành một xã là Xã Văn Phú.
Đầu năm 1954 xã Văn Phú tách thành 3 xã: Văn Phú, Kỳ Phú, Yên Phú. Năm 1954 –
1964 xã Văn Phú gồm các thôn: Mí, Nang, Nếnh, Sào lâm, Trại Rào, Phượng Các,
Sào Đồng, Đồng Ân, Lão Cầu, Vóng. Sau năm 1965 ủy ban hành chính xã di chuyển,
một số dân sư thuộc vùng chiêm trũng chuyển lên vùng đất cao của xã thành lập
một số thôn mới. Đến nay xã Văn Phú gồm 14 thôn: Thành Tây, Thành Bắc, Thành
Nam, Tân Thành, Đồng Nang, Trại rào, Sào Lâm, Phú Lâm, Phượng Lâm, Phượng Các,
Phú Linh, Hiền Lương, Lão Cầu, Đồng Ân.
Xã Văn Phú
có diện tích hành chính là 1.259,96 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 881,9 ha; đất
mặt nước nuôi trồng thủy sản 383 ha; đất lâm nghiệp: 35,05 ha; đất ở: 52,26ha; dân
cư được phân bố theo 14 thôn; toàn xã có 2.042 hộ, 7.830 khẩu, trong đó: dân
tộc có 111 khẩu; dân số theo đạo Công giáo có 3.939 khẩu ( chiếm 51%). Địa hình
văn Phú thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành 3 vùng tương đối rõ rệt: Phía
đông Quốc lộ đường 12B là vùng chiêm trũng thích hợp trồng lúa nước và nuôi
trồng thủy sản; phía tây Quốc lộ đường 12B đến giáp chân đồi 94 là vùng ruộng
lúa, lúa màu thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; phía Tây đồi 94 đến giáp xã Kỳ
Phú là vùng cao ruộng bậc thang, sản xuất và canh tác phụ thuộc hoàn toàn vào
thiên nhiên.
Xã Văn Phú
có hệ thống ao, hồ, đầm khá phong phú: có 5 đầm, hồ ( Hồ Thường Sung, Hồ nước
Rộ, Hồ hang Trăn; Đầm láo, Đập Bà Quang ) với diện tích là 97,8ha và 285,2 ha
mặt nước khác là nguồn cung cấp nước quan trọng và thuận tiện cho việc phát
triển ngành nuôi trồng thủy sản của địa phương.
Xã có tuyến
giao thông quan trọng Quốc lộ 12B chạy qua kết nối trung tâm huyện và các khu
du lịch Tràng An - Bái Đính; tiếp giáp với khu du lịch Cúc Phương; khu du lịch
hồ Đồng Chương, sân golf… thuận tiện việc phát triển ngành nghề dịch vụ.
Là xã có hệ
thống cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, khu trung tâm xã, trường học, trạm y
tế, chợ… đã được quy hoạch và đầu tư xây dựng từ nhiều chương trình dự án khác
qua nhiều năm đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cơ cấu kinh tế của xã những năm gần đây có sự chuyển dịch tích cực theo hướng
tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp thủy sản giảm, ngành công nghiệp xây dựng, dịch
vụ tăng;
6 tháng đầu
năm 2018, cơ cấu kinh tế nông, lâm thủy sản chiếm 39,5%, Tiểu thủ Công nghiệp,
dịch vụ chiếm 60,5%. Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác và mặt
nước nuôi trồng thủy sản đạt 42,6 triệu đồng/ha; Thu nhập bình quân đầu người
là 20,8 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo hộ nghèo là 61 hộ = 3,03%; hộ cận nghèo là
96 hộ = 4,78%.
2. Truyền thống:
Vùng đất Văn
Phú trải qua hàng chục thế kỷ, bằng sức lao động và tinh thần ngoan cường chống
trọi thiên nhiên, các thế hệ cha ông gây dựng củng cố cơ nghiệp, xây dựng làng
xã ngày càng trù phú.
Nhân dân
Văn Phú từ đời xưa có truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù lao động, anh
hùng bất khuất đấu tranh chống lại cường quyền áp bức bóc lột, chống ngoại xâm.
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, nhân dân Văn Phú đã có những
đóng góp sức người, sức của xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, từ năm 1968-1973 các thôn Phú Lâm, Phú Linh là nơi
Huyện ủy, UBND huyện chọn làm nơi sơ tán.
Hiện nay,
Đảng bộ xã có 265 đảng viên, với 19 chi bộ trực thuộc, nhiều năm Đảng bộ đạt
danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh”; UBND xã nhiều năm được khen thưởng và
đạt chính quyền trong sạch vững mạnh.
Năm 2015 Văn Phú được UBND tỉnh Ninh Bình công
nhận là xã đạt chuẩn Nông thôn mới.
Về di tích
Lịch sử: Xã văn Phú có 01 di tích lịch sử: Theo văn bia, Đình làng Lão Cầu được
xây dựng vào năm 1510 và năm 2012 được UBND tỉnh Ninh Bình công nhận là di tích
Lịch sử.
Đinh Hoàng Minh