ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN Về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Nho Quan, giai đoạn 2023 - 2030

 

* Đặc điểm, tình hình chung

Nho Quan là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Ninh Bình giáp ranh với các huyện Gia Viễn, Hoa Lư và Thành phố Tam Điệp (tỉnh Ninh Bình); huyện Yên Thủy, Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình); huyện Thạch Thành (tỉnh Thanh Hóa), diện tích tự nhiên 450,83 km2, chiếm 1/3 tổng diện tích toàn tỉnh; địa hình đa dạng, chia làm 03 vùng rõ rệt; dân số trên 175.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 18% dân số, đồng bào theo đạo công giáo chiến khoảng 17% dân số. Toàn huyện có 26 xã và 01 thị trấn, với 286 thôn, xóm, bản, tổ dân phố. Đảng bộ huyện có 71 tổ chức cơ sở đảng (32 đảng bộ, 39 chi bộ trực thuộc), với trên 9.700 đảng viên.  

Trong những năm qua việc tổ chức các đơn vị hành chính thuộc huyện đã cơ bản đáp ứng yêu cầu góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của huyện. Tuy nhiên, do quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa, một số đơn vị hành chính cấp xã đã có sự thay đổi; thiếu dư địa và động lực cần thiết để tạo ra xung lực mới cho phát triển kinh tế, mặt khác một số đơn vị hành chính cấp xã có diện tích tự nhiên, quy mô dân số chưa đảm bảo theo quy định hiện hành  đối với đơn vị hành chính nông thôn: Xã miền núi có diện tích tự nhiên 50 km2, quy mô dân số 5.000 người; Xã còn lại có diện tích tự nhiên 30 km2, quy mô dân số 8.000 người; Thị trấn có diện tích tự nhiên 14 km2, quy mô dân số 8.000 người (Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13, ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).

* Trong lịch sử đã có những lần sáp nhập đơn vị hành chính phù hợp với từng thời kỳ:

- Thời Nhà Đinh vùng Nho Quan thuộc phủ Tràng An;

- Dưới Triều nhà Lý (1054) gọi là phủ Trường Yên.

- Đến Triều Trần đổi là “trấn Thiên Quan”, năm Quang Thái thứ 10 (1397) đổi là “phủ Thiên Quan”.

 - Đến Triều Tự Đức năm “Nhâm Tuất”, Tự Đức năm thứ 15-1862 đổi thành phủ Nho Quan, tên gọi Nho Quan có từ đó[1].

- Năm 1921, ba tổng Đề Cốc, Bất Một, Xích Thổ thuộc huyện Yên Hoá sáp nhập vào huyện Gia Viễn. Sau cách mạng Tháng 8 năm 1945 điều chỉnh cắt tổng Vân Trình (huyện Gia Viễn) nhập vào huyện Nho Quan[2].

- Đầu năm 1953, Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu III quyết định sáp nhập 5 xã Quang Minh, Phú Thịnh, Bảo Lương, Đoàn Kết và Yên Lương thuộc huyện Nho Quan vào huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình[3].

- Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, tại Quyết định số 125/CP, ngày 27/4/1977 của Hội đồng Chính Phủ. Ngày 03/5/1977, Tỉnh ủy Hà Nam Ninh ra Chỉ thị số 01-CT/TU về việc hợp nhất 2 huyện Gia Viễn và Nho Quan thành huyện Hoàng Long

- Tháng 4 năm 1981 Huyện Hoàng Long lại được điều chỉnh lại địa giới hành chính, tách thành 2 huyện Hoàng Long và Gia Viễn (theo Quyết định số 151/CP ngày 19/4/1981 của Hội đồng Bộ trưởng, huyện Hoàng Long gồm 26 xã, 1 thị trấn như ngày nay).

- Ngày 23 tháng 11 năm 1993 đổi tên huyện Hoàng Long trở lại tên cũ là huyện Nho Quan (theo Nghị định số 88/NĐ-CP của Chính phủ)[4].

        * Các văn bản chỉ đạo trọng tâm của Trung ương và tỉnh Ninh Bình:  Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Bộ Chính trị; Kết luận số 48-KL/TW, ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2023-2030; Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15, ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, Nghị quyết số 117/NQ-CP, ngày 31/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 và nghị quyết số 16-NQ/TU, ngày 23/8/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2030; Kế hoạch số 138-KH/TU, ngày 23/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2023 - 2030; Kế hoạch số 131/KH-UBND, ngày 25/8/2023 của UBND tỉnh Ninh Bình về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2030.   

* Công tác tổ chức thực hiện của huyện Nho Quan

a. Các văn bản chỉ đạo: Ngày 06/9/2023 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ban hành Nghị quyết số 12-NQ/HU về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện Nho Quan, giai đoạn 2023 - 2030; Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 87-KH/HU về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Nho Quan, giai đoạn 2023-2030, Quyết định số 3866-QĐ/HU về thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện Nho Quan, giai đoạn 2023 - 2030; Ủy ban nhân dân huyện Nho Quan ban hành Kế hoạch số 149/KH-UBND về thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Nho Quan giai đoạn 2023 - 2030.

b. Mục đích, yêu cầu của việc sắp xếp:

- Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nhằm tổ chức lại đơn vị hành chính phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển kinh tế-xã hội của huyện, tăng cường công tác quản lý của chính quyền cơ sở. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã gắn với việc mở rộng đơn vị hành chính đô thị nhằm tăng tỷ lệ đô thị hóa; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Phát huy hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội; nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững quốc phòng an ninh, chính trị và trật tự, an toàn xã hội; không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và cuộc sống của nhân dân.

- Để thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đạt hiệu quả yêu cầu việc sắp xếp phải căn cứ theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số, phù hợp với thực tiễn và chiến lược, mục tiêu phát triển của huyện, của tỉnh; bảo đảm hoàn thiện thể chế về đơn vị hành chính, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; góp phần phát huy mọi nguồn lực, nhất là những giá trị riêng có của huyện, để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Phấn đấu đến năm 2030 các đơn vị hành chính cấp xã được sắp xếp đảm bảo tiêu chuẩn quy định, phù hợp với Quy hoạch của tỉnh, của huyện đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về văn hóa - lịch sử, sinh thái tự nhiên, truyền thống tốt đẹp của con người, vùng đất Nho Quan; phát triển bền vững với cơ cấu kinh tế hiện đại; phát triển đô thị hợp lý.

  c. Mục tiêu của việc sắp xếp

- Đến năm 2025: Hoàn thành sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp xã có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định; hoặc đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định; Điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thị trấn Nho Quan gắn với việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tạo quỹ đất, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và các yếu tố liên quan phát triển thị trấn Nho Quan theo định hướng trở thành đô thị loại IV (thị xã trực thuộc tỉnh); Điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính xã Gia Lâm gắn với việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tạo quỹ đất, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và các yếu tố liên quan phát triển xã Gia Lâm theo định hướng để trở thành đô thị loại 5 theo quy hoạch đã được phê duyệt. Giai đoạn 2023 - 2025 có 07 đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Nho Quan thuộc diện sắp xếp, bao gồm:

TT

Tên đơn vị

hành chính

Tổng diện tích tự nhiên

(km2)

Quy mô dân số

(người)

1

Xã Gia Sơn

7,50

4.638

2

Xã Lạng Phong

4,41

3.627

3

Xã Phú Sơn

7,83

5.523

4

Xã Sơn Hà

10,01

5.309

5

Xã Sơn Thành

5,56

3.519

6

Xã Thanh lạc

6,46

3.779

7

Xã Văn Phong

7,65

5.403

- Đến năm 2030: Hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đối với những xã còn lại có đồng thời cả hai 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% quy định; hoặc đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 300% quy định; Điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính xã Phú Lộc gắn với việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tạo quỹ đất, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và các yếu tố liên quan phát triển xã Phú Lộc theo định hướng để trở thành đô thị Rịa thuộc đô thị loại 5 theo quy hoạch đã được phê duyệt. Giai đoạn 2026 - 2030 có 11 đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Nho Quan thuộc diện sắp xếp, bao gồm:

TT

Tên đơn vị

hành chính

Tổng diện tích tự nhiên

(km2)

Quy mô dân số

(người)

1

Xã Đồng Phong

6,27

5.824

2

Xã Đức Long

10,59

6.331

3

Xã Gia Lâm

8,94

5.974

4

Xã Gia Tường

10,37

6.262

5

Xã Gia Thủy

6,13

6.857

6

Xã Lạc Vân

8,69

5.727

7

Xã Phú Lộc

9,46

7.197

8

Xã Sơn Lai

17,88

5.807

9

Xã Thượng Hòa

11,07

7.707

10

Xã Văn Phương

8,94

4.937

11

Thị trấn Nho Quan

2,9

10.337

Trong đó có 7 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2 (2026-2030) thuộc huyện Nho Quan giáp danh với đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp, giai đoạn đoạn 1 (2023-2025), bao gồm:

TT

Tên đơn vị

hành chính

Tổng diện

tích tự nhiên

(km2)

Quy mô

dân số

(người)

Giáp danh với đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp giai đoạn 1

1

Xã Gia Lâm

8,94

5.974

Xã Gia Sơn

2

Xã Gia Thủy

6,13

6.857

3

Xã Lạc Vân

8,69

5.727

Xã Phú Sơn

4

Xã Sơn Lai

17,88

5.807

Xã Sơn Hà

5

Xã Thượng Hòa

11,07

7.707

Xã Sơn Thành,

Xã Thanh Lạc

6

Thị trấn Nho Quan

2,9

10.337

Xã Lạng Phong,

Xã Văn Phong

7

Xã Đồng Phong

6,27

5.824

d. Một số yêu cầu và lưu ý trong quá trình sắp sếp

- Trong trường hợp nếu 02 xã khi sáp nhập lại vẫn chưa đủ về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định, thì tiếp tục sáp nhập thêm xã thứ 3 để đảm bảo về diện tích tự nhiên và quy mô dân số (nếu khi sáp nhập xã thứ 3 mà vẫn chưa đủ diện tích tự nhiên và quy mô dân số thì báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền quyết định).

- Trong quá trình thực hiện phải đồng thời giải quyết chế độ chính sách hợp lý cho cán bộ, công chức, viên chức có liên quan và có lộ trình bố trí, sắp xếp bảo đảm đúng số lượng quy định.

đ. Quy trình và thời gian thực hiện các bước sắp xếp

1. Ban hành các văn bản về lãnh đạo, chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện việc sắp xếp ĐVHC cấp xã trên địa bàn huyện theo tinh thần Kết luận số 48-KL/TW, Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15, Nghị quyết số 117/NQ-CP, Nghị quyết số 16-NQ/TU. Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã huyện Nho Quan, giai đoạn 2023 - 2030 (hoàn thành /2023).2. Tổ chức hội nghị toàn huyện để quán triệt, triển khai thực hiện các nội dung công việc về sắp xếp ĐVHC cấp xã trên địa bàn huyện ( /9/2023); đối với cấp xã, tổ chức hội nghị để quán triệt, triển khai các nội dung công việc về sắp xếp ĐVHC tại địa phương (hoàn thành xong trước ngày 15/9/2023).

3. Rà soát, đánh giá hiện trạng và xây dựng hương án tổng thể sắp xếp các ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023-2025 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt:

- Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan xây dựng hương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp xã; thẩm định hương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc huyện Nho Quan, xin ý kiến Ban Thường vụ Huyện uỷ xem xét, quyết định (hoàn thành xong trước ngày 15/9/2023).

- Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện rà soát, xây dựng hương án sắp xếp ĐVHC cấp xã, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định (hoàn thành xong trước ngày 20/9/2023).

4. Căn cứ hương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc huyện Nho Quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiến hành xây dựng ề án chi tiết sắp xếp các ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023-2025:

- Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan xây dựng ề án chi tiết sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc huyện Nho Quan giai đoạn 2023-2025 (hoàn thành xong trước ngày 15/01/2024).

- Ủy ban nhân dân huyện trình Ban Thường vụ uyện ủy thẩm định ề án chi tiết sắp xếp các ĐVHC cấp xã thuộc huyện Nho Quan giai đoạn 2023-2025 (hoàn thành xong trước ngày 01/02/2024).

5. Ban Thường vụ uyện ủy chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện tổ chức việc lấy ý kiến của tri về ề án sắp xếp các ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023-2025 theo quy địnhhực hiện việc niêm yết danh sách cử tri và tổ chức lấy ý kiến cử tri vào nội dung ề án sắp xếp ĐVHC cấp xã và ề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện để trình HĐND cấp xã, cấp huyện thông qua (hoàn thành xong trước ngày 30/4/2024).

6. Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn cấp huyện tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ, đề án chung của huyện để báo cáo xin ý kiến Ban Thường vụ Huyện uỷ (hoàn thành xong trước ngày 2/5/2024).

7. Hội đồng nhân dân cấp xã, cấp huyện họp thông qua nội dung đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã của huyện và đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện có liên quan (hoàn thành xong trước ngày 15/5/2024).

8. Hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục, ề án chi tiết sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc huyện Nho Quan giai đoạn 2023-2025 báo cáo UBND tỉnh (hoàn thành xong trước ngày 20/6/2024).

9. Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và triển khai tổ chức thực hiện việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị sau khi sắp xếp các ĐVHC cấp xã (sau khi có Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2025).

10. Năm 2025, tiến hành sơ kết việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện giai đoạn 2023-2025 (dự kiến trong Quý II/2025). Sau sơ kết, triển khai kế hoạch sắp xếp các ĐVHC cấp xã trên địa bàn huyện, giai đoạn 2026-2030 theo chỉ đạo của ỉnh; năm 2030 tiến hành tổng kết việc thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp xã trên địa bàn huyện, giai đoạn 2023-2030 (dự kiến trong Quý II/2030).

* Những giải pháp cơ bản trong việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã:

1. Cấp ủy, chính quyền các cấp nhất là người đứng đầu phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, đề cao trách nhiệm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, vận động tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của việc thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã. Lấy kết quả thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tập thể cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu.

2. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, trình cấp có thẩm quyền bổ sung Quy hoạch vùng huyện đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và các quy hoạch khác có liên quan đảm bảo phù hợp với việc thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030 theo quy định.

3. Rà soát, đánh giá về quy mô diện tích, dân số của từng xã, thị trấn căn cứ tiêu chuẩn của đơn vị hành chính, các điều kiện, tiêu chí đặc thù để xây dựng và trình phương án tổng thể; hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo đúng quy định của Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, hướng dẫn của các bộ, cơ quan Trung ương, của tỉnh, của huyện và phù hợp với định hướng phát triển.

4. Thực hiện sắp xếp chuyển giao tổ chức đảng, đảng viên tương ứng với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; sắp xếp tổ chức, bộ máy cơ quan chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của các địa phương sau sắp xếp cho phù hợp, bảo đảm đúng quy định.

5. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành rà soát, chủ động xây dựng phương án sáp nhập các cơ quan, đơn vị phù hợp; có phương án tổng thể sắp xếp cán bộ, công chức cân đối chung toàn huyện, đảm bảo kịp thời, đồng bộ về mặt hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thẩm định, xem xét, quyết định.

6. Căn cứ vị trí việc làm là cơ sở thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy; bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và giải quyết chế độ, chính sách cho những đối tượng bị tác động khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã. Tạm dừng việc bầu, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý và tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan, tổ chức tại các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp theo quy định.

- Chậm nhất 05 năm kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành, số lượng lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, tổ chức ở đơn vị hành chính sau sắp xếp phải bảo đảm đúng theo quy định. Trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

7. Các xã, thị trấn triển khai việc sắp xếp và xử lý sau sắp xếp đơn vị hành chính; thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư, phải nghỉ việc do sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã; quản lý và có phương án xử lý các trụ sở làm việc dôi dư theo quy định, phát huy hiệu quả của các công trình, tránh lãng phí; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân trong việc thực hiện thủ tục chuyển đổi các loại hồ sơ, giấy tờ và các tài liệu liên quan sau sắp xếp đơn vị hành chính.

8. Đảm bảo nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các địa phương trong việc xây dựng đề án và thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát bảo đảm việc sử dụng kinh phí đạt hiệu quả cao nhất.

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng trong giai đoạn 2023 - 2030, vì vậy phải có sự chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị và toàn thể Nhân dân trong huyện để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, xây dựng quê hương Nho Quan ngày càng phát triển giàu đẹp, văn minh./.

Chi tiết Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo : Tải về



[1] Nho Quan miền đất cổ, trang 10, 11,12, 13, xuất bản năm 2010.

[2] Lịch sử Đảng bộ huyện Nho Quan (1930-2000), trang 10, xuất bản năm 2005.

[3] Lịch sử Đảng bộ huyện Nho Quan (1930-2000), trang 10, xuất bản năm 2005.

[4] Lịch sử Đảng bộ huyện Nho Quan (1930-2000), trang 11, xuất bản năm 2005.

  • Từ khóa :
BẢN ĐỒ HUYỆN NHO QUAN
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1