Mùa thu cách mạng tháng Tám ở Nho Quan
Lượt xem: 114
Cách đây 79 năm, cùng với các địa phương trong tỉnh, phong trào kháng Nhật, Pháp được nhân dân các dân tộc huyện Nho Quan sục sôi khí thế vùng dậy khởi nghĩa giành chính quyền, một lòng sắt son với Đảng, với Bác Hồ. Phát huy tinh thần mùa thu Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nho Quan tiếp tục ra sức thi đua, xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp, phát triển. 

Xã Phú Long thuộc tổng Quỳnh Lưu có đường chiến lược số 7 đi qua Thanh Hóa, Nghệ An... những năm 1945, nhân dân ta bị chết đói diễn ra khắp mọi nơi, Phú Long cùng với Quỳnh Lưu và Sơn Lai đã trở thành khu căn cứ quan trọng để chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Chính tại Thung Lóng, thôn 7 vào tháng 6 năm 1945, xứ ủy Bắc Kỳ đã tổ chức lớp “Trường Sơn kháng Nhật học hiệu” huấn luyện quân sự cho cán bộ các tỉnh phía Nam Đồng bằng Bắc Bộ, mở đầu cho phong trào luyện tập quân sự ở Ninh Bình, tiến tới giành chính quyền.

anh tin bai

Di tích lịch sử khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu

Chiến khu Quỳnh Lưu là một vùng đất rộng gồm 5 xã của huyện Nho Quan là: Sơn Lai, Sơn Thành, Phú Long, Phú Lộc, Quỳnh Lưu và 2 xã của huyện Gia Viễn là: Gia Phong, Gia Sinh. Nơi đây là căn cứ cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Nhật, nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, nối liền Tây Bắc, Bắc Trung Bộ với Đồng bằng Bắc Bộ. Sau khi thành lập, cơ sở cách mạng này có ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh ở Ninh Bình. Theo đó, Xứ ủy Bắc Kỳ và Đảng bộ tỉnh đã tổ chức nhiều đội tự vệ chiến đấu, tiêu biểu là Trung đội Giải phóng quân. Các lực lượng vũ trang ở đây đã làm cho quân địch "nhiều phen kinh hoàng", đỉnh cao là trận đánh ngày 11/8/1945 ở Quỳnh Lưu, là 1 trong 2 trận đánh Nhật đầu tiên của cả nước. Trong những ngày sôi sục tổng khởi nghĩa giành chính quyền, khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu đã làm tròn nhiệm vụ trung tâm của mình. Những mệnh lệnh, kế hoạch khởi nghĩa của cấp trên từ đây đã phát đi một cách kịp thời, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đứng lên giành chính quyền thắng lợi.

anh tin bai

Học sinh tham quan, tìm hiểu Di tích lịch sử khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu

Hiện nay huyện Nho Quan có 10 xã được công nhận an toàn khu. Nối tiếp truyền thống cách mạng, những năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Nho Quan đã luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đẩy mạnh các phong trào thi đua, cuộc vận động do các cấp, các ngành phát động; đặc biệt là phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

anh tin bai

Những ngày này, trên khắp các vùng quê Nho Quan, cờ Đảng, cờ Tổ quốc tung bay phấp phới trong gió như đón chào, nhớ lại và tự hào về mùa thu Cách mạng tháng Tám năm xưa cũng như sự đổi mới đi lên của quê hương, đất nước.

 

  • Từ khóa :
BẢN ĐỒ HUYỆN NHO QUAN
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1